- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bị tiền đái tháo đường có nghĩa bạn đang đứng ở ngưỡng “biên giới” của đái tháo đường type 2
Đường huyết tăng cao do đái tháo đường có thể ảnh hưởng xấu tới não bộ
11 thực phẩm kiểm soát đường huyết hiệu quả cho người bệnh đái tháo đường
Mắc đái tháo đường có ăn được mì tôm không?
Lợi ích của cỏ cà ri cho người bệnh đái tháo đường
Tiền đái tháo đường là gì?
Tiền đái tháo đường là tình trạng lượng đường huyết của bạn cao hơn bình thường, nhưng chưa đủ cao để được xác định là bệnh đái tháo đường type 2. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), một người được chẩn đoán tiền đái tháo đường khi mức đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 5,6 - 6,9mmol/L (hoặc 100 - 124mg/dL).
Tiền đái tháo đường còn được coi là “biên giới” của bệnh đái tháo đường type 2, hay chính là một hồi chuông cảnh tỉnh rằng bạn không còn cách quá xa so với ngưỡng bệnh đái tháo đường type 2.
Việc phát hiện tiền đái tháo đường được xem là may mắn, giúp người bệnh có thêm cơ hội kéo dài thời gian dùng thuốc Tây hạ đường huyết. Tuy nhiên, điều đáng buồn là hầu hết mọi người chỉ đi khám khi nhận thấy các triệu chứng rõ rệt như khát nước, đi tiểu nhiều và thường xuyên thấy mệt mỏi mà bỏ qua các biểu hiện mang tính cảnh báo như mệt mỏi bất thường, da sậm màu vùng có nếp gấp… Đến lúc này, bạn đã vượt qua phạm vi tiền đái tháo đường và đã mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Khi nào nên làm xét nghiệm tiền đái tháo đường?
Nhìn chung, những người bị thừa cân, béo phì trên 45 tuổi nên chủ động xét nghiệm đường huyết định kỳ 3 - 6 tháng/lần. Tuy nhiên, nếu có những yếu tố nguy cơ dưới đây, bạn vẫn nên chủ động trong việc tầm soát tiền đái tháo đường:
Người thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể chất... có nguy cơ bị tiền đái tháo đường cao hơn
- Ít hoạt động thể chất.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường.
- Tăng huyết áp.
- Có nồng độ cholesterol hoặc triglyceride tăng cao.
- Có tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
Người bị tiền đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2 trong tương lai gần. Theo các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ), cách chính xác nhất để chẩn đoán tình trạng tiền đái tháo đường là thông qua xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói.
Tại một số số bệnh viện lớn, bác sỹ có thể làm thêm xét nghiệm HbA1c, xét nghiệm máu phổ biến giúp xác định lượng đường huyết trung bình trong khoảng thời gian từ 2 - 3 tháng. Tuy nhiên, do chi phí làm HbA1c không hề nhỏ, công nghệ Việt Nam tại nhiều bệnh viện chưa được chuẩn hóa theo quốc tế. Vì vậy, phương pháp chính xác nhất vẫn là xét nghiệm đường huyết lúc đói vào sáng sớm khi chưa ăn gì.
Nguyên nhân gây tiền đái tháo đường
Giống như bệnh đái tháo đường type 2, nguyên nhân chính xác gây tiền đái tháo đường vẫn chưa được làm sáng tỏ. Chỉ biết rằng thừa cân, béo phì, lối sống không lành mạnh, lười vận động… có thể làm gia tăng tình trạng kháng insulin, tình trạng insulin làm việc không hiệu quả, không đưa đủ đường vào tế bào, từ đó khiến đường huyết tăng cao. Chính vì lý do đó mà mục tiêu quan trọng nhất để giảm tình trạng tiền đái tháo đường là làm giảm tối đa hiện tượng kháng insulin.
Làm gì khi bị tiền đái tháo đường?
Mặc dù nguyên nhân gây đề kháng insulin không phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn (ví dụ do di truyền), nhưng vẫn có những bằng chứng khoa học chứng minh giảm đề kháng insulin sẽ giúp ngăn chặn phát triển bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt ở những người thừa cân, béo phì, hoặc người bị rối loạn chuyển hóa. Để làm giảm kháng insulin, bạn nên:
Giảm và duy trì cân nặng ổn định: Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chỉ cần giảm từ 5 - 7% trọng lượng cơ thể đã có thể giúp trì hoãn sự tiến triển của bệnh đái tháo đường type 2.
Tập thể dục đều đặn: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần duy trì hoạt động thể chất cường độ vừa phải như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội… 30 phút/ngày trong hầu hết các ngày trong tuần, cộng thêm việc có chế độ ăn uống lành mạnh đã có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Có chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên tránh các món ăn vặt có nhiều chất béo như bánh mì kẹp thịt, đồ chiên rán; Các thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế (như khoai tây chiên)… Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau củ, các loại đậu, hải sản, thịt nạc, các thực phẩm giàu chất xơ (như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây).
Dùng thêm thảo dược kích thích hoạt động insulin: Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn, tăng vận động thể lực và giảm cân, sử dụng thêm thảo dược thiên nhiên như tinh chất lá xoài, lá neem, hoàng bá, quế chi, mướp đắng cũng là giải pháp hữu hiệu nhận được sự đồng thuận cao của các chuyên gia nội tiết. Nhiều nghiên cứu chứng minh, các thảo dược này đều có khả năng làm giảm và ổn định đường huyết lâu dài, hiệu quả thông qua việc làm giảm kháng insulin, phục hồi chức năng tụy tạng và ngăn chặn các quá trình rối loạn chuyển hóa của cơ thể.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với sự kết hợp của lá Xoài và 4 thảo dược quý (lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng), giúp:
- Hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết.
- Hỗ trợ hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bị tiền đái tháo đường không muốn chuyển thành bệnh đái tháo đường type 2.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn